16/5/16

Hệ thống file trên ổ cừng và thiết bị lưu trữ

- Các hệ thống lưu trữ file và kiến thức về ổ đĩa http://www.ntfs.com/hard-disk-basics.htm
- The Maste Boot Record  ( MBR) và hiểu sâu về quá trình khởi động của máy tính http://www.dewassoc.com/kbase/hard_drives/master_boot_record.htm
- Công cụ chỉnh sửa MBR https://drive.google.com/file/d/0B1bfdnV3jxgGQk1xRWJlb2FxbU0/view?usp=sharing
- Tham khảo thêm về phân vùng ổ cứng https://tnlug.wordpress.com/2012/01/01/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-v%E1%BB%81-phan-vung-%E1%BB%95-c%E1%BB%A9ng/

Nguyên lý hoạt động của máy tình

- Cấu trúc máy tình và lập trình assembly https://drive.google.com/folderview?id=0B1bfdnV3jxgGbXlHaVY0SFNOd0U&usp=sharing
- Thông tin về quá trình boot của máy tình và hệ điều hành http://www.multibooters.co.uk/quirks.html

Các linh kiện cơ bản cấu thành máy tính cá nhân

 
Vỏ máy tính (case)
Vỏ máy tính bao gồm bộ nguồn, khung để lắp các linh kiện của máy tính và các khay để lắp ổ cứng, ổ CD, ổ mềm . Vỏ máy tính còn có công tắc nguồn, công tắc reset, và các đèn led hiển thị. Các bộ nguồn máy tính ngày nay thường là loại ATX.

Mainboard


Mainboard là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính quyết định sự ổn định và hiệu năng của hệ thống máy tính. Trên mainboard có các khe cắm cho bộ xử lý, bộ nhớ RAM và các khe mở rộng PCI, AGP, ISA. Trên mainboard có chipset là các chip xử lý đặc biệt tích hợp rất nhiều chức năng quan trọng của máy tính như bộ điều khiển bộ nhớ, bộ điều khiển các cổng vào ra, bộ điều khiển giao tiếp với ổ cứng… Một số chipset còn tích hợp cả các chức năng như bộ điều khiển đồ họa, bộ xử lý âm thanh, bộ điều hợp mạng.v.v.

Bộ xử lý


Bộ xử lý (processor) có chức năng thực hiện các phép tính toán. Các máy tính cá nhân thông dụng thường sử dụng bộ xử lý của Intel hay AMD. Các bộ xử lý ngày nay có tốc độ xử lý cao từ 2-3 GHz. Tập lệnh phong phú hơn đặc biệt là tập lệnh cho xử lý đồ họa 3 chiều.

Bộ nhớ trong (RAM)


RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, dùng để lưu các chương trình đang chạy và dữ liệu của chúng. Trước đây RAM thường có dạng một hàng chân (SIMM, 72 chân), ngày nay thường có dạng hai hàng chân (DIMM, 168 chân). Phổ biến nhất hiện nay là loại DDR SDRAM hoạt động ở tốc độ 200 – 266 MHz.

Video card

Video card hay bộ điều khiển đồ họa là thiết bị điều khiển hoạt động hiển thị trên màn hình của máy tính. Các bộ điều khiển đồ họa ngày trước thường ở dạng card mở rộng cắm trên khe cắm PCI. Ngày nay các bộ điều khiển đồ họa thường cắm trên khe cắm tốc độ cao AGP. Để giảm chi phí sản xuất máy tính, các bộ điều khiển đồ họa còn được tích hợp vào hệ thống chipset trên mainboard.

Sound card

Sound card hay bộ điều khiển âm thanh là thiết bị điều khiển máy tính phát ra âm thanh multemedia. Các bộ điều khiển âm thanh thường ở dạng card mở rộng cắm vào khe cắm ISA hoặc PCI. Để giảm chi phí sản xuất máy tính, các bộ điều khiển âm thanh thường được tích hợp sẵn trên mainboard.

Ổ cứng (HDD)


Ổ cứng là thiết bị cực kỳ quan trọng trong máy tính cá nhân. Ổ cứng lưu trữ hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu của người sử dụng máy. Khi bộ nhớ vật lý (RAM) hết dung lượng, hệ điều hành còn sử dụng tệp tin tráo đổi trên ổ cứng như một bộ nhớ ảo. Vì vậy ổ cứng có vai trò quyết định rất lớn đến tốc độ, sự ổn định và an toàn dữ liệu cho người sử dụng.
Các ổ cứng ngày nay thường có dung lượng lưu trữ rất cao. Thường là các loại 20GB, 30GB, 40 GB, 80GB. Các ổ cứng cho máy tính cá nhân cũng có tốc độ quay cao, thường là 5400 rpm hay 7200 rpm. Thông thường các ổ cứng giao tiếp với mainboard bằng giao diện EIDE ATA /100 hay ATA /133.

Ổ mềm (FDD)

Ổ mềm là thiết bị lưu trữ dung lượng thấp. ổ mềm thuận tiện cho việc di chuyển các tài liệu kích thước nhỏ như các văn bản. Hiện nay do giá thành ổ CD, ổ ghi CD và đĩa CD ngày càng giảm nên vai trò của ổ mềm càng được ít sử dụng. Tuy nhiên, các tài liệu và nhiều chương trình cài đặt vẫn được ghi trên đĩa mềm nên ổ mềm vẫn là thành phần phải có trên máy tính cá nhân. Các ổ mềm sử dụng hiện nay sử dụng cho máy tính cá nhân sử dụng loại đĩa 3,5 inch, dung lượng 1,44MB.

Ổ CDROM


CDROM là thiết bị lưu trữ ngoài được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có dung lượng lưu trữ cao với giá thành thấp. CDROM thuận tiện cho việc di chuyển, sao lưu dữ liệu cung như chương trình. Do giá cả của ổ ghi CD, ổ đọc CD và đĩa CD đã giảm rất nhiều nên ổ CDROM được trang bị trên hầu hết máy tính cá nhân hiện nay.
Ổ CDROM thông thường có tốc độ từ 40X – 56X. sử dụng đĩa CD có kích thước 5 inch, dung lượng từ 640 MB – 800 MB. ổ CDROM kết nối với mainboard bằng giao diện EIDE.

Màn hình


Màn hình LCD Màn hình CRT
Màn hình là thiết bị ra cơ bản nhất của máy tính cá nhân. Màn tính thường có hai dạng là màn hình ống tia âm cực (CRT) và màn hình phẳng tinh thể lỏng (LCD) với kích thước màn hình 14” – 21”. Ngày nay màn hình LCD được sử dụng nhiều để tiết kiệm không gian trên bàn làm việc và tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy màn hình CRT vẫn được sử dụng rộng rãi vì giá cả dễ chấp nhận của nó.

Máy in


Máy in laser Máy in kim Máy in phun
Máy in là thiết bị đầu ra quan trọng của máy tính. Máy in có 3 loại cơ bản là: máy in laser, máy in phun và máy in kim. Trong môi trường mạng máy tính trong các cơ quan, văn phòng, máy in thường được chia sẻ cho nhiều người dùng để tiết kiệm chi phí.

Máy in laser:

Máy in laser được dùng phổ biến nhất trong văn phòng vì tốc độ in nhanh, chất lượng in đẹp và giá thành bản in thấp. Tuy nhiên máy in laser có giá cả cao nên trong môi trường mạng thường được chia sẻ cho nhiều người sử dụng.

Máy in phun:

Máy in phun có giá cả thấp nhất nhưng có giá thành bản in cao và tốc độ in chậm nên ít được sử dụng. Máy in phun thường được sử dụng cho việc in bản in màu hay in các bản in có kích thước lớn.

Máy in kim:

So với máy in laser và may in phun, giá cả của máy in kim thuộc loại trung bình, giá thành bản in thấp nhất. Máy in kim có tốc độ in chậm, tiếng ồn khi in lớn. Máy in kim thường dùng để in các bản in trên giấy mỏng và in nhiều liên mà các loại máy in laser và in phun không thể sử dụng được.
 

26/8/12

Đại biểu Quốc Hội nổi bật

1/ Dương Trung Quốc: tiểu sử, chất vấn 1, phát biểu, ....

2/ Lê Thị Nga: tiểu sử, chất vấn 1, chất vấn 2
- "Dân rất bức xúc vì thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm và kiểm tra cứ kiểm tra, còn ông Dương Chí Dũng cứ trốn thoát"
 

30/6/12

Hệ thống cần biết

- Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam
- Hê thống cơ quan nhà nước Việt Nam

- Hệ thống các chức vụ
  • Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội: Là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phân công của Chủ tịch.
    > Chủ tịch Quốc hội hiện nay (2011) là ông Nguyễn Sinh Hùng.
  • Chủ tịch nước:
    Là người đứng đầu Nhà nước, được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội để thay mặt nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại.
    Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ Chủ tịch nước có 12 quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là:
    - Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.
    - Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
    - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.
    Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước.
    + Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch.
    + Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn.
    > Chủ tịch nước hiện nay (2011) là ông Trương Tấn Sang.
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
    - Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi miễn trong số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm.
    - Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.
    - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.
    >  Chính phủ hiện nay (2010) là ông Nguyễn Tấn Dũng.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm.
  • Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành
  • Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải
  • Văn bản dưới luật gồm:
    • Nghị quyết của Quốc hội
    • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
    • Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
    • Chính phủ: Nghị định.
    • Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
    • Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao: Nghị quyết
    • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
    • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
    • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
    • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
    • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm[2]:
    • Hội đồng nhân dân: Nghị quyết.
    • Ủy ban nhân dân: Quyết định, Chỉ thị.